Chuyển đến nội dung chính

CẢNH CA MỔ TRONG PHIM SOMETHING THE LORD MADE

The Blalock–Thomas–Taussig shunt (thường được gọi là Blalock–Taussig shunt, BT shunt) là một trong những phẫu thuật có đóng góp lớn lao vào sự phát triển của y khoa. Đây là phẫu thuật giúp gia tăng lượng máu lên phổi để điều trị một số thể bệnh tim bẩm sinh. Phẫu thuật được đặt tên theo tên bác sĩ phẫu thuật Alfred Blalock (1899-1964), bác sĩ tim mạch Helen B. Taussig (1898-1986) và kỹ thuật viên Vivien Thomas (1910-1985), khi đó là trợ lý ở phòng thí nghiệm của Blalock. Họ là những người đã cùng nhau phát triển phẫu thuật này, tuy nhiên, vì định kiến chủng tộc thời điểm đó, Thomas không nhận được sự vinh danh góp tên mình vào tên phẫu thuật.

Vào năm 2004, đài HBO đã thực hiện bộ phim Something the Lord Made do Joseph Sargent làm đạo diễn, diễn viên nổi tiếng Alan Rickman đóng vai bác sĩ Blalock, diễn viên Mary Stuart Masterson đóng vai bác sĩ Taussig và ngôi sao hip hop Mos Def đóng vai Vivian Thomas. Bộ phim kể về câu chuyện tạo ra BT shunt và ghi nhận vai trò của Thomas trong phẫu thuật lịch sử này.

Mời bạn theo dõi phân cảnh đáng nhớ trong bộ phim Something the Lord Made, đó là cảnh về ca mổ BT shunt đầu tiên diễn ra vào ngày 29/11/1944 tại Bệnh viện Johns Hopkins.

Những kiến thức, những câu chuyện thú vị và cảm động về "bộ ba" và BT shunt sẽ được đề cập trong cuốn sách của mình có tựa đề "Hành trình của trái tim".

Mời bạn tham gia dự án "Bạn in sách cho bạn" (Sách "Hành trình của trái tim", tác giả Ngô Bảo Khoa).

BS. NGÔ BẢO KHOA

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ThS. BSNT. CKII. NGÔ BẢO KHOA

* Hiện là : - Giám đốc Y khoa - Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn - Tân Phú - Phụ trách chuyên môn -  Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn - Giảng viên - Đại học Y khoa Phan Châu Trinh - Giáo vụ khu vực phía Nam   - Đại học Y khoa Phan Châu Trinh   * Kinh nghiệm - Gần 20 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành phẫu thuật tim, mạch máu, lồng ngực - Kinh nghiệm về quản lý y tế - Kinh nghiệm về truyền thông giáo dục sức khỏe - Kinh nghiệm giảng dạy * Tốt nghiệp - Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược TP.HCM, 2005 - Bác sĩ Nội trú, chuyên ngành Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM, 2008 - Bác sĩ CKI, chuyên ngành Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM, 2008 - Thạc sĩ, chuyên ngành Ngoại khoa, Đại học Y Dược TPHCM, 2012 - Bác sĩ CKII,  chuyên ngành Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2024 * Quá trình công tác - Bác sĩ Nội trú, Khoa Hồi sức – Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Chợ Rẫy, 2005-2007 - Bác sĩ Nội trú, Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, 20...

XEM PHIM SOMETHING THE LORD MADE

BT shunt là một trong những phẫu thuật có đóng góp lớn lao vào sự phát triển của y khoa. Đây là phẫu thuật giúp gia tăng lượng máu lên phổi để điều trị một số thể bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ phẫu thuật Alfred Blalock (1899-1964), bác sĩ tim mạch Helen B. Taussig (1898-1986) và kỹ thuật viên Vivien Thomas (1910-1985), khi đó là trợ lý ở phòng thí nghiệm của Blalock, là những người đã cùng nhau phát triển phẫu thuật này Vì định kiến chủng tộc thời điểm đó, Thomas (là người da đen) đã trải qua nhiều khó khăn trong công việc cũng như không nhận được sự vinh danh xứng đáng với đóng góp vào lịch sử y khoa của ông. Vào năm 2004, đài HBO đã thực hiện bộ phim Something the Lord Made kể về cuộc đời của Thomas, câu chuyện tạo ra BT shunt và ghi nhận vai trò của Thomas trong phẫu thuật lịch sử này. Mời bạn theo dõi bộ phim Những kiến thức, những câu chuyện thú vị và cảm động về "bộ ba" và BT shunt sẽ được đề cập trong cuốn sách của mình có tựa đề "Hành trình của trái tim". Mời bạ...
  MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ Có những câu chuyện cảm động và hấp dẫn được kể trong "Hành trình của trái tim" sắp được xuất bản. Sau đây là một chi tiết thú vị được đề cập trong sách. Bác sĩ phẫu thuật người Anh Denis Melrose là người đầu tiên đã đưa ra nghiên cứu và áp dụng dung dịch liệt tim từ giữa những năm 1950. Lợi ích của việc ngừng tim là giúp bác sĩ phẫu thuật thao tác dễ dàng, thuận lợi hơn và do đó đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt hơn. Một điều độc đáo là Melrose là nhân vật chính tham gia vào một chương trình Truyền hình thực tế có một không hai. Đó là một ca mổ tim hở do ông thực hiện được TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP trên đài KPIX 5 vào ngày 23/6/1958. Khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình để theo dõi bước đột phá của y học, với rủi ro thực sự là bệnh nhân có thể tử vong ngay trên sóng truyền hình trực tiếp trước hàng triệu người trên thế giới... Ca mổ thành công. Và đài truyền hình đã làm phóng sự về bệnh nhân trong ca mổ đó vào 60 năm sau (...