Chuyển đến nội dung chính

 BÁC SĨ WERNER FORSSMANN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA NGÀNH THÔNG TIM

Trích đoạn sách "Hành trình của trái tim"

Bác sĩ người Đức Werner Forssmann (1904 - 1979) được xem là "ông tổ" của thông tim, chuyên ngành hiện đang rất phát triển hiện nay.

Năm 1929, Forssmann đã thực hiện một thủ thuật ngoài sức tưởng tượng của giới y khoa vào thời điểm đó khi tự mình luồn ống thông vào... mạch máu của chính mình để đưa ống thông đi đến... trái tim (xem hình). Đây có thể xem là ca thông tim đầu tiên trên thế giới. Từ tiền đề này, vào những năm 1940, hai bác sĩ người Mỹ André Frédéric Cournand và Dickinson Woodruff Richards bắt đầu nghiên cứu và phát triển ngành thông tim. Thành tựu này đã giúp cho cả ba người nhận được giải Nobel Y học vào năm 1956.

Mời bạn theo dõi trích đoạn trong sách "Hành trình của trái tim" về thời khắc lịch sử mà bác sĩ Werner Forssmann tạo ra vào năm 1929.

"...
Đẩy cửa, bước vào phòng chụp x-quang, Forssmann và Ditzen trông thấy Eva, kỹ thuật viên trực ngày hôm đấy. Eva thất kinh hồn vía khi thình lình thấy Forssmann như một cơn gió lốc xộc vào phòng, miệng liến thoắng giải thích, hai tay vung vẩy liên tục để minh họa, từ trong khuỷu tay trái ló ra ống thông tiểu, lủng lẳng, lủng lẳng, trông như có một con rắn đang ngoạm chặt vào tay. Sợ quá, Eva vội vàng chạy qua căn phòng kế bên để gọi bác sĩ Peter Romeis, đồng nghiệp và cũng là người bạn thân của Forssmann. Khi Eva và Romeis quay lại thì thấy Forssmann đang đứng trước máy soi tia X, trên màn hình hiện rõ hình ảnh đầu ống thông nằm ở vị trí vai trái của anh. Romeis nghĩ ông bạn của mình mất trí rồi, vội vàng chạy đến chỗ Forssmann, miệng hét lớn kêu gọi ngừng lại và vươn tay định rút ống thông. Forssmann lập tức phản ứng bằng cách co chân… đẩy Romeis ra khiến cho anh chàng này ngã chúi nhủi, trong khi tay phải vẫn tiếp tục đẩy ống thông luồn vào sâu thêm nữa. Trên màn hình, đầu ống thông nhích dần nhích dần từng chút một và dừng lại ở buồng tâm nhĩ phải.

Vài giây chờ đợi căng thẳng trôi qua. Không có chuyện gì tệ hại xảy ra, tim của Forssmann vẫn đập đều đặn, không có hiện tượng rung thất và cũng không có bất cứ ai ngã xuống sàn nhà cả, dĩ nhiên là không tính đến tình huống ngã ngửa vừa rồi của Romeis do cú ra chân của ông bạn quý Forssmann.

“Chụp phim!” - Forssmann hét lớn. Và như vậy, tấm phim x-quang lịch sử ra đời, ghi nhận hình ảnh chưa từng có trước đó, hình ảnh đầu ống thông chạm đến trái tim một người đang sống, nằm lơ lửng trong buồng tim. Ditzen, Eva và Romeis bàng hoàng không nói nên lời trước hình ảnh… kinh dị còn hơn trong phim kinh dị ấy. Còn Forssmann? Anh phấn khích tột cùng, hét lên sung sướng. Anh đã thành công, anh đã chạm đến được trái tim của chính mình, chạm đến một trái tim đang đập, đang đều đặn co bóp… Thời khắc đáng nhớ đó diễn ra vào một buổi trưa hè rực nắng của năm 1929, bầu trời trong xanh và cao vời vợi...
..."

(Trích "Hành trình của trái tim" - Ngô Bảo Khoa)

Để đăng ký sách, mời bạn tham gia dự án "Bạn in sách cho bạn". Bạn xem thông tin về dự án và cách đăng ký tại https://www.ngobaokhoa.com/2023/10/du-ban-in-sach-cho-ban-sach-hanh-trinh.html

Bs. Ngô Bảo Khoa

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

ThS. BSNT. CKII. NGÔ BẢO KHOA

* Hiện là : - Giám đốc Y khoa - Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn - Tân Phú - Phụ trách chuyên môn -  Bệnh viện Tâm Trí Sài Gòn - Giảng viên - Đại học Y khoa Phan Châu Trinh - Giáo vụ khu vực phía Nam   - Đại học Y khoa Phan Châu Trinh   * Kinh nghiệm - Gần 20 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành phẫu thuật tim, mạch máu, lồng ngực - Kinh nghiệm về quản lý y tế - Kinh nghiệm về truyền thông giáo dục sức khỏe - Kinh nghiệm giảng dạy * Tốt nghiệp - Bác sĩ đa khoa, Đại học Y Dược TP.HCM, 2005 - Bác sĩ Nội trú, chuyên ngành Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM, 2008 - Bác sĩ CKI, chuyên ngành Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, Đại học Y Dược TPHCM, 2008 - Thạc sĩ, chuyên ngành Ngoại khoa, Đại học Y Dược TPHCM, 2012 - Bác sĩ CKII,  chuyên ngành Ngoại Lồng ngực – Tim mạch, Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, 2024 * Quá trình công tác - Bác sĩ Nội trú, Khoa Hồi sức – Phẫu thuật Tim, Bệnh viện Chợ Rẫy, 2005-2007 - Bác sĩ Nội trú, Khoa Ngoại Lồng ngực, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, 20...

XEM PHIM SOMETHING THE LORD MADE

BT shunt là một trong những phẫu thuật có đóng góp lớn lao vào sự phát triển của y khoa. Đây là phẫu thuật giúp gia tăng lượng máu lên phổi để điều trị một số thể bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ phẫu thuật Alfred Blalock (1899-1964), bác sĩ tim mạch Helen B. Taussig (1898-1986) và kỹ thuật viên Vivien Thomas (1910-1985), khi đó là trợ lý ở phòng thí nghiệm của Blalock, là những người đã cùng nhau phát triển phẫu thuật này Vì định kiến chủng tộc thời điểm đó, Thomas (là người da đen) đã trải qua nhiều khó khăn trong công việc cũng như không nhận được sự vinh danh xứng đáng với đóng góp vào lịch sử y khoa của ông. Vào năm 2004, đài HBO đã thực hiện bộ phim Something the Lord Made kể về cuộc đời của Thomas, câu chuyện tạo ra BT shunt và ghi nhận vai trò của Thomas trong phẫu thuật lịch sử này. Mời bạn theo dõi bộ phim Những kiến thức, những câu chuyện thú vị và cảm động về "bộ ba" và BT shunt sẽ được đề cập trong cuốn sách của mình có tựa đề "Hành trình của trái tim". Mời bạ...
  MỘT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ Có những câu chuyện cảm động và hấp dẫn được kể trong "Hành trình của trái tim" sắp được xuất bản. Sau đây là một chi tiết thú vị được đề cập trong sách. Bác sĩ phẫu thuật người Anh Denis Melrose là người đầu tiên đã đưa ra nghiên cứu và áp dụng dung dịch liệt tim từ giữa những năm 1950. Lợi ích của việc ngừng tim là giúp bác sĩ phẫu thuật thao tác dễ dàng, thuận lợi hơn và do đó đem lại hiệu quả phẫu thuật tốt hơn. Một điều độc đáo là Melrose là nhân vật chính tham gia vào một chương trình Truyền hình thực tế có một không hai. Đó là một ca mổ tim hở do ông thực hiện được TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP trên đài KPIX 5 vào ngày 23/6/1958. Khán giả không thể rời mắt khỏi màn hình để theo dõi bước đột phá của y học, với rủi ro thực sự là bệnh nhân có thể tử vong ngay trên sóng truyền hình trực tiếp trước hàng triệu người trên thế giới... Ca mổ thành công. Và đài truyền hình đã làm phóng sự về bệnh nhân trong ca mổ đó vào 60 năm sau (...